Ldplayer

Khoảng 20 xe tải do tổ chức Lưỡi liềm Đỏ Ai Cập quản lý, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng viện trợ n phim xet

【phim xet】Lô viện trợ đầu tiên tới Dải Gaza sau gần hai tuần

Khoảng 20 xe tải do tổ chức Lưỡi liềm Đỏ Ai Cập quản lý,ôviệntrợđầutiêntớiDảiGazasaugầnhaituầphim xet chịu trách nhiệm vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo cho nhiều cơ quan Liên Hợp Quốc, ngày 21/10 đi qua cửa khẩu Rafah vào Dải Gaza. Rafah là cửa khẩu duy nhất trên biên giới với Dải Gaza không do Israel kiểm soát.

Đây là lô hàng viện trợ đầu tiên tới Dải Gaza sau gần hai tuần Israel tuyên bố "phong tỏa hoàn toàn" khu vực để đáp trả vụ tấn công ngày 7/10 của Hamas. Sau khi đoàn xe đi qua, cửa khẩu Rafah lập tức được đóng lại.

Các tình nguyện viên ở Ai Cập vui mừng khi nhận tin đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo được qua cửa khẩu Rafah vào Dải Gaza ngày 21/10. Ảnh: AFP

Các tình nguyện viên ở Ai Cập vui mừng khi nhận tin đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo được qua cửa khẩu Rafah vào Dải Gaza ngày 21/10. Ảnh: AFP

Martin Griffiths, lãnh đạo cơ quan phụ trách các vấn đề nhân đạo của LHQ, kêu gọi các bên tiếp tục tạo điều kiện cho hàng viện trợ vào Dải Gaza, đảm bảo dân thường có nhu yếu phẩm và lương thực.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhận định các chuyến hàng viện trợ "mang ý nghĩa sống còn" cho dân thường tại Dải Gaza, cần tới được vùng đất bị chiến sự tàn phá càng sớm càng tốt.

Đoàn xe tải chở hàng viện trợ được vào Dải Gaza theo Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy khi tới thăm Israel và kêu gọi nước này đảm bảo các nguyên tắc nhân đạo. Ông Biden cũng điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi để thuyết phục nước này mở cửa khẩu Rafah.

Micheal Ryan, giám đốc các vấn đề khẩn cấp thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhận định thỏa thuận cho phép thông quan 20 xe chở hàng viện trợ mà Mỹ làm trung gian "chỉ là muối bỏ biển". Ông ước tính cần 2.000 xe tải chở hàng viện trợ cho dân thường tại Dải Gaza.

Vị trí cửa khẩu Rafah ở biên giới Ai Cập - Dải Gaza. Đồ họa: datawrapper

Vị trí cửa khẩu Rafah ở biên giới Ai Cập - Dải Gaza. Đồ họa: datawrapper

Sau khi Hamas mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel, chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát động chiến dịch quân sự đáp trả và phong tỏa toàn diện Dải Gaza, bao gồm cắt nguồn cung điện, nước, năng lượng và phong tỏa biên giới.

Israel tuyên bố các biện pháp phong tỏa là cần thiết để "xóa sổ Hamas" và đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế chỉ trích đây là hành vi "trừng phạt tập thể", đe dọa dân thường và có nguy cơ gây ra thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza.

Hàng viện trợ nhân đạo quốc tế gửi đến Dải Gaza chủ yếu tập kết tại Ai Cập. Tuy nhiên, Ai Cập cũng phong tỏa cửa khẩu Rafah vì lo ngại an ninh.

Israel nhiều lần kêu gọi dân thường sơ tán khỏi miền bắc Dải Gaza về phía nam. Điều này khiến Ai Cập lo ngại về làn sóng người tị nạn từ Dải Gaza, cũng như lo ngại khả năng Israel cấm người Palestine trở về khi chiến sự kết thúc.

Thanh Danh(Theo AFP)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap